Mô hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là cách thức tổ chức các tập thể, cá nhân trong phạm vi địa bàn cụ thể hoạt động theo những mục tiêu, nội dung, hình thức, cơ chế hoạt động nhất định nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Công tác xây dựng mô hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là hoạt động của các cơ quan, tổ chức (cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường..) và các cá nhân liên quan trong xây dựng, quản lý, hướng dẫn hoạt động của mô hình. Trong đó, chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức là cấp ủy đảnh, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, ban, ngành, đoàn thể; đối tượng tham gia là các tập thể, cá nhân trong phạm vi địa bàn xác định.
Thực tiễn đã chứng minh các mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có vai trò rất quan trọng trong phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự; qua đó, vận động tập hợp, thu hút nhân dân tự nguyện, tự giác và nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tá giữ gìn an ninh, trật tự tại hộ gia đình, địa bàn dân cư.
Những năm qua, công tác xây dựng, nhân rộng mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh và tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường; sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và sự hưởng ứng của nhân dân. tạo những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, nhân dân trong việc xây dựng, nhân rộng mô hình điểm về tự quản, tự phòng; lực lượng công an các cấp đã chủ động làm tốt công tác tham mưu chỉ đạo, tổ chức xây dựng, nhân rộng mô hình tiến phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng, nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm tại cơ sở.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm công dân đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và ý nghĩa của các mô hình được cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện; thu hút đông đảo nhân dân, các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng các mô hình; nhiều mô hình phát huy hiệu quả thiết thực đáp ứng yêu cầu xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật và đã được chỉ đạo nhân rộng tại các địa bàn trong tỉnh như: ‘Camera an ninh”, ‘Ánh sáng an ninh”, ‘Thôn tự quản chống lây lan ma túy”, ‘Chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức tham gia giữ gìn an ninh, trật tự”... đã góp phần tích cực công tác phòng ngừa xã hội trong phòng, chống tội phạm; giữ vững an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở; giữ vững tiêu chí 19 về Quốc phòng, an ninh trong xây dựng nông thôn mới và xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn ‘An toàn về an ninh, trật tự.
Tuy nhiên, qua qua công tác nắm bắt thực tiễn tại địa bàn cơ cở, có những tồn tại, thiếu sót như: (1) Ban chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội thiếu quan tâm đến công tác xây dựng, chỉ đạo hoạt động của mô hình; hầu hết các mô hình được xây dựng nhưng chưa chú trọng sơ kết và thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động, có nơi không duy trì hoạt động nên tác dụng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa cao; (2) công tác phối hợp giữa lực lượng Công an và các ban, ngành đoàn thể trong kiểm tra, hướng dẫn, duy trì hoạt động mô hình chưa gắn kết chặt chẽ, thực hiện chưa thường xuyên; (3) chưa kịp thời thăm hỏi, động viên đối với thành viên tổ nòng cốt mô hình cũng như biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng, nhân rộng và duy trì hoạt động mô hình.
Để củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình tự phòng, tự quản cần phải khắc phục các tồn tại nêu trên và tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường phải có sự quan tâm sâu sát trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc sơ kết, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình. Kiên quyết thanh loại các mô hình hoạt động không hiệu quả; nhân rộng và xây dựng mới mô hình phục vụ có hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng và tự giác tham gia của đông đảo cán bộ, công nhân viên chức, người lao động và quần chúng nhân dân tự giác tham gia xây dựng các mô hình tự quản, tự phòng góp phần xây dựng đơn vị, địa phương an toàn về an ninh, trật tự.
3. Chỉ đạo sơ kết, củng cố, nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả; khắc phục những hạn chế, tồn tại và định hướng nhiệm vụ cho phù hợp với đặc điểm tình hình khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Kịp thời biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống tội phạm và duy trì hoạt động mô hình.
4. Lực lượng Công an các cấp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể quan tâm kiểm tra, hướng dẫn, động viên các thành viên các mô hình. Tiếp tục vận động các nguồn lực để phát triển mô hình và hỗ trợ cho thành viên mô hình.
5. Hồ sơ xây dựng mô hình tự phòng, tự quản trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn tại Quyết định số 1383/QĐ-BCĐ, ngày 25/5/2017 của Ban Chỉ đạo tỉnh về quy trình xây dựng mô hình tự phòng, tự quản đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; gắn với quan tâm duy trì hoạt động đúng Quy chế đã ban hành./.
Phòng xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc