08/03/2023 08:35
173

Quy trình xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong Công an nhân dân

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an và Hướng dẫn của Ban Dân vận Tỉnh ủy về xây dựng mô hình “Dân vận khéo”; ngày 15/7/2022 Công an tỉnh ban hành hướng dẫn quy trình triển khai thực hiện như sau:

I. Quy trình xây dựng 

Bước 1: Tổ chức khảo sát, xác định mô hình 

- Tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình có liên quan để lựa chọn, xây dựng mô hình “Dân vận khéo”.

- Căn cứ kết quả khảo sát, xác định mô hình cần xây dựng: đặt tên mô hình theo lĩnh vực, địa bàn; mục tiêu đạt được từ việc xây dựng mô hình và nội dung thực hiện. 

Bước 2: Báo cáo xin chủ trương xây dựng mô hình

1. Báo cáo xin chủ trương xây dựng mô hình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thẩm quyền phê duyệt 

- Công an tỉnh: Lãnh đạo Công an tỉnh phê duyệt mô hình, điển hình “Dân vận khéo” của Công an các đơn vị, địa phương và các tổ chức quần chúng Công an tỉnh.

PV05 tập hợp, tham mưu báo cáo Bộ Công an (qua Cục V05) và Tỉnh ủy (qua Ban Dân vận Tỉnh ủy theo dõi, ghi nhận).

- Công an các đơn vị thuộc Công an tỉnh: Phê duyệt mô hình, điển hình “Dân vận khéo” của Đội nghiệp vụ và tương đương (nếu có).

- Công an cấp huyện: Trưởng Công an huyện phê duyệt mô hình, điển hình “Dân vận khéo” của các Đội nghiệp vụ, Công an cấp xã đăng ký thực hiện.

Công an huyện báo cáo về Công an tỉnh (qua PV05) và Ban Dân vận cùng cấp theo dõi, ghi nhận.

- Công an cấp xã: báo cáo cấp ủy cùng cấp mô hình, điển hình “Dân vận khéo” đã được lãnh đạo Công an cấp huyện phê duyệt để theo dõi, ghi nhận

Bước 3: Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” và tổ chức triển khai

Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt xây dựng mô hình, Công an các đơn vị, địa phương, tổ chức quần chúng triển khai xây dựng mô hình theo trình tự sau:

1. Cấp ủy ban hành nghị quyết về lãnh đạo xây dựng mô hình:

Phân công cấp ủy theo dõi, chỉ đạo hoạt động mô hình; đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động mô hình gắn với sinh hoạt chi, đảng bộ theo từng tháng; kịp thời biểu dương những điển hình “Dân vận khéo” và có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế của hoạt động mô hình.      

2. Thủ trưởng ban hành kế hoạch xây dựng mô hình: xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, biện pháp thực hiện, chỉ tiêu cần đạt được, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân có liên quan; dự kiến thời gian triển khai và kết thúc xây dựng mô hình.

3. Thủ trưởng ban hành các quyết định:

- Xây dựng mô hình;

- Thành lập Ban chỉ đạo mô hình;

- Quy chế hoạt động của mô hình.

Bước 4: Báo cáo kết quả xây dựng mô hình và đề xuất công nhận

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ: Sơ kết 06 tháng và tổng kết năm; đánh giá công tác triển khai và kết quả, hiệu quả, chất lượng hoạt động mô hình.

- Báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền công nhận mô hình “Dân vận khéo” định kỳ hàng năm khi kết thúc thời gian thực hiện mô hình.

II. Hồ sơ mô hình gồm:

1. Hồ sơ xây dựng mô hình, điển hình:

- Văn bản xin chủ trương xây dựng mô hình, điển hình.

- Báo cáo kết quả khảo sát tình hình có liên quan.

- Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

- Nghị quyết của cấp ủy về xây dựng mô hình (trừ tổ chức quần chúng).

- Kế hoạch xây dựng mô hình.

- Quyết định xây dựng mô hình (nếu có).

- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng mô hình.

- Quyết định ban hành quy chế hoạt động của mô hình.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận mô hình, điển hình:

- Tờ trình đề nghị công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.

- Biên bản họp đơn vị, địa phương; Ban chấp hành các tổ chức quần chúng.

- Báo cáo kết quả xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.

- Các văn bản, tài liệu chứng minh hoạt động của mô hình.

- Báo cáo thành tích tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo”.

III. Tiêu chí xét, công nhận

1. Tiêu chí công nhận mô hình “Dân vận khéo”

- Mô hình có tên gọi, xác định lĩnh vực, địa bàn thực hiện mô hình cụ thể và nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, tổ chức quần chúng.

- Được thực hiện bằng biện pháp vận động quần chúng; thể hiện cách làm hay, sáng tạo, kết quả đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Mang tính xã hội hóa nhưng phải gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ nhiệm vụ công tác của đơn vị, địa phương, tổ chức quần chúng và cộng đồng dân cư.

- Có hiệu quả thiết thực, sức lan tỏa phục vụ quyền lợi của Nhân dân; thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, công nhân viên Công an và Nhân dân đồng tình tham gia và có thể nhân rộng ra những đơn vị, địa bàn, lĩnh vực tương đồng.

- Được cấp ủy, chính quyền nơi thực hiện mô hình “Dân vận khéo” ghi nhận, đánh giá cao về tác dụng của mô hình đối với đối với cộng đồng đem lại hiệu quả thiết thực phục vụ giải quyết công việc lên quan đến người dân.

2. Tiêu chí công nhận điển hình “Dân vận khéo”

2.1. Đối với tập thể

a) Đối tượng: Công an các đơn vị, địa phương; đội nghiệp vụ và tương đương; Công an cấp xã; các tổ chức quần chúng Công an tỉnh.

b) Tiêu chí:

- Tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Công an cấp trên về công tác dân vận; phong trào thi đua “Dân vận khéo” của lực lượng Công an nhân dân; phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác chuyên môn theo chương trình, kế hoạch công tác năm đã đăng ký.

- Có ít nhất 01 mô hình “Dân vận khéo” đã được cấp có thẩm quyền công nhận. Kết quả xây dựng, thực hiện mô hình phải thực sự nổi trội, tiêu biểu có tác dụng lan tỏa để các đơn vị học tập, làm theo.

- Phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu trong tổ chức thực hiện công tác dân vận. Nội bộ đoàn kết, trong sạch, vững mạnh; không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa trong nội bộ.

- Không có cán bộ, chiến sĩ bị kỷ luật trong năm công nhận.

2.2. Đối với cá nhân

a) Đối tượng: đảng viên, cán bộ chiến sĩ, công nhân viên Công an.

b) Tiêu chí:

- Gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần, thái độ tận tình phục vụ Nhân dân; có mối quan hệ tốt với tổ chức Đảng và Nhân dân nơi cư trú.

- Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, Đảng ủy, Công an tỉnh về thực hiện công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Có phẩm chất chính trị tốt; luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; không ngừng học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có tinh thần, trách nhiệm trong công tác; có uy tín trong đơn vị; đạt danh hiệu “Chiến sỹ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến” trở lên.

- Trực tiếp đảm nhận xây dựng hoặc tham gia xây dựng, duy trì ít nhất 01 mô hình “Dân vận khéo” được cấp có thẩm quyền công nhận. Kết quả xây dựng thực hiện mô hình phải thực sự nổi trội, tiêu biểu, có tác dụng động viên, khích lệ các cá nhân học tập, làm theo.

- Hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác chuyên môn theo chương trình, kế hoạch công tác năm đã đăng ký và được phê duyệt; không bị xử lý kỷ luật trong năm xét, công nhận điển hình.

- Đối với cá nhân là lãnh đạo ngoài các tiêu chuẩn trên phải thực sự gương mẫu đi đầu trong công tác dân vận và các phong trào thi đua, có uy tín với đảng viên, cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân; trực tiếp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”./.

Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ