19/04/2023 11:06
138

Sách trắng "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam" - Tiếp tục khắng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Ngày 09/3/2023, Bộ Thông tin và truyền thông phối hợp với Ban tôn giáo Chính phủ đã ra mắt cuốn Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”. Việc xuất bản cuốn sách này một lần nữa khẳng định các tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, không một cá nhân, tổ chức tôn giáo nào hoạt động theo đúng pháp luật mà bị ngăn cấm. Người dân được tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào. 

Nhà nước đảm bảo sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cho hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước). Sách trắng đã giới thiệu thông tin cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam; quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ đổi mới; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong văn bản vi phạm pháp luật hiện hành; thành tựu, thách thức và ưu tiên của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời Sách trắng còn giới thiệu đến quý độc giả một số hình ảnh về tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, số liệu về tôn giáo, danh mục tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đã đăng ký hoạt động; Điều 24 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

 Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định là một trong các quyền cơ bản của con người và được bảo đảm. Theo đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân đã được quy định trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (năm 1946) và các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau này; tại Điều 24 Hiến pháp 2013 nêu rõ: (1)Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. (2)Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. (3)Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân và hoạt động của các tôn giáo, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo (Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Quyết định số 32/2018/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ; Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo...).

Hiện nay, Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ, 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tổ chức công giáo khác nhau như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tôn giáo Baha'i,... được Nhà nước công nhận; có hơn 54.000 chức sắc, 13.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự, có hàng nghìn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (trong đó có các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam). Nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của người dân nói chung và của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng luôn được quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hoạt động theo quy định của pháp luật. Có thể nhận thấy rằng, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực với sự gia tăng của số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo, cơ sở tôn giáo... nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức với quy mô lớn thu hút tín đồ, người dân và khách quốc tế tham dự, qua đó thể hiện sự nhất quán trong chính sách của Đảng, Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam.

Phòng an ninh nội địa