Tìm thấy : 8 bài viết

  • Cảnh giác với những thủ đoạn đưa người xuất nhập cảnh trái phép

    Những năm qua, Việt Nam tích cực hội nhập quốc tế, chính sách và pháp luật về xuất nhập cảnh theo đó cũng không ngừng hoàn thiện; đi cùng với cải cách thủ tục hành chính, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam xuất cảnh. Song bên cạnh đó, nhu cầu của công dân ra nước ngoài tìm kiếm việc làm, lao động, đoàn tụ gia đình… rất lớn và đa dạng nên hoạt động xuất cảnh, di cư trái phép của công dân Việt Nam vẫn diễn ra, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
  • Kết quả thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

    Sau 04 năm thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản (viết tắt là Chỉ thị số 21), tình hình tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiềm giữ và đạt được những kết quả tích cực, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
  • Người dân cần nâng cao nhận thức đối với việc xuất khẩu lao động

    Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước xuất hiện tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân thông tin việc quảng cáo, tuyển người lao động đưa đi làm việc tại Úc và Hàn Quốc có dấu hiệu lừa đảo.
  • Một số vấn đề cần lưu ý khi tham gia xuất cảnh, lao động ở nước ngoài

    Thời gian gần đây, nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội Facebook, Zalo để đăng tin tuyển dụng lao động với hình thức “việc nhẹ, lương cao” nhằm thu hút, tiếp cận những người trẻ tuổi thiếu hiểu biết, nghề nghiệp không ổn định, hướng dẫn xuất cảnh, cư trú, lao động bất hợp pháp, cưỡng ép lao động, bị nước ngoài bắt, trao trả, trục xuất (chủ yếu Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar); tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi tham gia xuất cảnh, lao động ở nước ngoài.
  • Cảnh báo thủ đoạn lợi dụng nhu cầu xuất khẩu lao động để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

    Đánh vào nhu cầu tìm kiếm việc làm ở nước ngoài có thu nhập cao và sự thiếu hiểu biết của người lao động tạo nhiều website, tăng cường quảng bá thị trường, mức thu nhập cao, công việc ổn định, hồ sơ thủ tục nhanh gọn, mức phí thấp… nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động.
  • Cảnh giác phương thức, thủ đoạn lừa đảo mua bán người sang Campuchia

    Thời gian gần đây, trên cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc người lao động bị kẻ xấu dụ dỗ sang Campuchia lao động, làm “việc nhẹ, lương cao”. Nhưng thực chất, đây là hoạt động mua bán người, bóc lột sức lao động và buộc gia đình nạn nhân phải nộp số tiền chuộc rất lớn mới được thả về nước. Vì nhẹ dạ cả tin nên vẫn có nhiều người “sập bẫy”. Phương thức, thủ đoạn của đối tượng này thường hình thành đường dây phạm tội có tổ chức, thực hiện tại Việt Nam và Campuchia, được chia nhỏ từng khâu công việc khác nhau, những đối tượng dùng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Telegram…) đăng các bài quảng cáo, tuyển lựa lao động với nội dung cam kết “việc nhẹ, lương cao” hoặc thông qua bạn bè, người quen để rủ rê, giới thiệu sang Campuchia làm việc.
  • Phòng ngừa hoạt động lừa đảo đưa người xuất cảnh sang Campuchia để làm “việc nhẹ lương cao”

    Thời gian gần đây, nắm bắt được nhu cầu tìm kiếm lao động của một số cơ sở của nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) tại Campuchia; đồng thời, lợi dụng tình trạng người lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng hậu đại dịch Covid-19, nhiều đối tượng xấu đã đăng tải các tin, bài tuyển dụng lao động trên mạng xã hội hoặc trực tiếp gặp gỡ, rủ rê, lôi kéo, dẫn dắt người lao động xuất cảnh sang Campuchia để làm việc với những lời hứa hẹn về việc làm ổn định, lương cao (có thể lên tới hàng chục triệu đồng/tháng) kèm theo những chế độ đãi ngộ hấp dẫn, thậm chí còn cho “ứng trước” tiền để lo chi phí xuất cảnh đã khiến rất nhiều người lao động nhẹ dạ, cả tin mắc bẫy. Sau khi chiếm được lòng tin của người lao động, các đối tượng đã sử dụng nhiều cách để đưa người lao động xuất cảnh sang Campuchia bằng cả đường chính ngạch và trái phép; đưa họ vào làm việc trong các cơ sở do người Trung Quốc làm chủ (chủ yếu là các casino đánh bạc trực tuyến) với tần suất làm việc cao (15 – 16h/ngày) nhưng mức lương chỉ từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng; quá trình ở Campuchia họ bị quản lý chặt chẽ, không được tự do đi lại và liên hệ với bên ngoài. Khi không đáp ứng được tần suất làm việc, chỉ tiêu được giao, vi phạm quy định do phía chủ đề ra như: làm việc không đủ giờ; không lôi kéo đủ số người tham gia đánh bạc trực tuyến, tìm cách liên hệ với bên ngoài… thì bị tra tấn, đánh đập, hành hạ, đối xử thậm tệ.
  • Những điểm mới của Luật số 69/2020/QH14 quy định về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022)

    Công tác đưa Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là hoạt động xuất khẩu lao động) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, chính vì thế ngày 29/11/2006, Quốc hội đã ban hành Luật số 72/2006/QH11 quy định về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Sau khi ban hành, Luật số 72/2006/QH11 được các bộ, ban, ngành và các địa phương triển khai thực hiện rộng rải, đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh trên lĩnh vực xuất khẩu lao động và một bộ phận người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm ngoài nước. Tuy nhiên, thời gian qua xảy ra tình trạng một số cá nhân, tổ chức lợi dụng sở hở trong công tác triển khai chính sách xuất khẩu lao động để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, móc nối với các đối tượng bên ngoài đưa người Việt Nam xuất cảnh lao động trái phép, mua bán người, người lao động lợi dụng con đường xuất khẩu lao động hợp pháp để trốn ở lại nước ngoài...ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao, gây ra nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quản lý của cơ quan chức năng.

1