Cảnh báo thủ đoạn lợi dụng nhu cầu xuất khẩu lao động để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Đánh vào nhu cầu tìm kiếm việc làm ở nước ngoài có thu nhập cao và sự thiếu hiểu biết của người lao động tạo nhiều website, tăng cường quảng bá thị trường, mức thu nhập cao, công việc ổn định, hồ sơ thủ tục nhanh gọn, mức phí thấp… nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động.
  • Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin, hình ảnh chưa được xác thực gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự

    Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin, hình ảnh liên quan đến bánh kẹo lạ, nghi chứa ma túy, lan truyền nhanh chóng, phạm vi rộng trên mạng xã hội, gây hoang mang trong dư luận. Công an một số địa phương đã vào cuộc xác minh và đưa ra một số khuyến cáo đối với nhân dân, người dùng mạng xã hội
  • Cảnh giác phương thức, thủ đoạn lừa đảo mua bán người sang Campuchia

    Thời gian gần đây, trên cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc người lao động bị kẻ xấu dụ dỗ sang Campuchia lao động, làm “việc nhẹ, lương cao”. Nhưng thực chất, đây là hoạt động mua bán người, bóc lột sức lao động và buộc gia đình nạn nhân phải nộp số tiền chuộc rất lớn mới được thả về nước. Vì nhẹ dạ cả tin nên vẫn có nhiều người “sập bẫy”. Phương thức, thủ đoạn của đối tượng này thường hình thành đường dây phạm tội có tổ chức, thực hiện tại Việt Nam và Campuchia, được chia nhỏ từng khâu công việc khác nhau, những đối tượng dùng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Telegram…) đăng các bài quảng cáo, tuyển lựa lao động với nội dung cam kết “việc nhẹ, lương cao” hoặc thông qua bạn bè, người quen để rủ rê, giới thiệu sang Campuchia làm việc.
  • Cảnh báo về hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chơi hụi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

    Chơi hụi là gì? Theo Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015, chơi hụi (hay còn gọi là họ, biêu, phường) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường đã quy định rất rõ: Chủ hụi và thành viên dây hụi phải thông báo về nơi cư trú mới cho các thành viên còn lại nếu có thay đổi nơi cư trú. Khi có người muốn gia nhập dây hụi thì chủ hụi phải thông báo các nội dung sau: Số lượng dây hụi mà mình làm chủ hụi; Số lượng thành viên của từng dây hụi mà mình đang làm chủ hụi; Phần hụi, kỳ mở hụi. Thỏa thuận về dây hụi phải được lập thành văn bản và có đầy đủ các nội dung sau: Hụi, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ hụi (nơi chủ hụi thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống); Số lượng thành viên, hụi, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên; Phần hụi; Thời gian diễn ra dây hụi, kỳ mở hụi; Thể thức góp hụi, lĩnh hụi. Văn bản thoả thuận về dây hụi được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây hụi yêu cầu. Chủ hụi phải lập và giữ sổ hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ hụi. Trường hợp dây hụi không có chủ hụi thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ hụi. Sổ hụi có các nội dung sau đây: Các nội dung của thỏa thuận về dây hụi; Ngày góp phần hụi, số tiền đã góp hụi của từng thành viên; Ngày lĩnh hụi, số tiền đã lĩnh hụi của thành viên lĩnh hụi; Chữ ký hoặc điểm chỉ của thành viên khi góp hụi và lĩnh hụi; Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của dây hụi. Chủ hụi phải giao hụi cho thành viên tại mỗi kỳ mở hụi. Thành viên dây hụi được quyền xem, sao chụp sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến dây hụi khi có yêu cầu. Chủ hụi phải giao giấy biên nhận cho thành viên khi thực hiện các hoạt động sau: Góp hụi, lĩnh hụi; Nhận lãi, trả lãi; Thực hiện giao dịch khác có liên quan. Chủ hụi phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi khi thuộc một trong các trường hợp sau: Tổ chức dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên; Tổ chức từ hai dây hụi trở lên. Trường hợp thông tin về dây hụi đã được thông mà có sự thay đổi thì chủ hụi phải thông báo bổ sung bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc thay đổi đó. Cách thức chơi hụi thực tế: Việc chơi hụi của người dân (chủ yếu là những người học thức ít, buôn bán tại các chợ….) rất sơ xài, nhận thức, am hiểu pháp luật về vấn đề này còn hạn chế, nên không áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật khi chơi hụi, ví dụ cụ thể như sau: Khi chơi hụi cần có một người đứng ra làm chủ (chủ hụi) và mời các thành viên khác cùng chơi (con hụi). Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền của con hụi. Một “dây hụi” có thể không giới hạn người chơi. Dây hụi cũng thỏa thuận số tiền góp, số kỳ góp, thời gian góp, kỳ mở hụi… Một dây hụi 10 người, hụi 1.000.000 đồng, mở hụi cuối tháng. Như vậy, chẳng hạn đến kỳ mở hụi thứ nhất (ngày thứ 30), thì các con hụi sẽ bỏ một số tiền nhất định để hốt hụi (bỏ kín), sau đó khui hụi, ai bỏ cao hơn sẽ được hốt, bà A bỏ số tiền để hốt hụi là 200.000 đồng, trong khi đó những con hụi khác bỏ dưới 200.000 đồng thì bà A sẽ là người hốt hụi kỳ này, số tiền hốt hụi được tính như sau: (1.000.000đ – 200.000đ) x 9 người = 7.200.000đ Chủ hụi là có thể cùng chơi hoặc không chơi hụi trong dây huê, chủ hụi có trách nhiệm thu mỗi con hụi là 800.000 đ để đưa cho bà A (người hốt hụi); ngoài ra, theo thỏa thuận thì bà A phải trích ra một số tiền hoa hồng (tiền công lập dây hụi, thu tiền các con hụi…) cho chủ hụi. Qua kỳ hụi thứ hai, bà A là con hụi “chết” nên sẽ không được bỏ hụi và có trách nhiệm phải đóng số tiền 1.000.000đ hàng tháng theo kỳ, cho đến khi mãng dây hụi, còn lại 9 con hụi tiếp tục bỏ hụi, bà B bỏ hụi với số tiền là 150.000đ, các con hụi khác bỏ hụi dưới 150.000đ thì bà B sẽ hốt hụi kỳ này, số tiền hốt hụi là 7.800.000đ, tính như sau: (1.000.000đ - 150.000đ) x 8 người = 6.800.000đ Bà A (con hụi “chết”) nên phải đóng số tiền 1.000.000đ Các kỳ tiếp theo sẽ tính tiền hốt theo như trên, dây hụi kết thúc khi tất cả các con hụi đều hốt, con hụi cuối cùng sẽ hốt được số tiền tối đa là 9.000.000đ. Thủ đoạn chủ hụi chiếm đoạt tiền Chủ hụi có trách nhiệm tìm những người có nhu cầu chơi hụi, đủ người sẽ lập dây hụi, chủ hụi có trách nhiệm thu tiền các con hụi khi đến kỳ rồi giao số tiền đó cho con hụi hốt theo từng kỳ; chủ hụi sẽ được số tiền hoa hồng theo thoả thuận ban đầu khi lập dây hụi. Trước tiên, chủ hụi sẽ tạo lòng tin cho các con hụi bằng cách làm đúng nhiệm vụ như lập dây hụi đúng, đủ người, đến kỳ thì thu tiền của các con hụi để giao đúng, đủ cho con hụi hốt kỳ đó; nhiều lần sẽ tạo cho các con hụi tin tưởng, rủ rê nhiều người thân, bạn bè cùng tham gia, khi đó chủ hụi sẽ lập những dây hụi với số tiền lớn hơn. Tuy nhiên, khi mở dây hụi thì chủ hụi chỉ ghi danh sách tên hoặc tên thường gọi (tên lóng) của con hụi chứ không ghi rõ họ, tên, không ghi địa chỉ; khi bỏ hụi thì các con hụi chủ yếu nhắn tin hoặc gọi điện trực tiếp cho chủ hụi để bỏ hụi chứ không tập trung bỏ phiếu kín; khi giao nhận tiền giữa chủ hụi và các con hụi cũng chỉ giao tiền mặt, không ký nhận gì. Chủ hụi lợi dụng vào những sơ hở này để: (1) Lập khống những con hụi, ví dụ như dây hụi 10 người thì chủ hụi lập khống 3 người, chỉ có 7 người chơi hụi thực tế; rồi đứng ra mạo danh 3 người đó để hốt, chiếm đoạt tiền. (2) Mạo danh các con hụi để hốt, tức là gặp con hụi A thì nói con hụi B hốt, nhưng gặp con hụi B thì lại nói con hụi A hốt; cứ như vậy chủ hụi thu tiền của các con hụi chiếm đoạt, các con hụi cứ nghĩ mình sẽ là người hốt cuối cùng, gần đến những kỳ cuối thì chủ hụi tuyên bố vỡ nợ, rồi bỏ trốn. Khó khăn, bất cập trong quá trình xử lý các chủ hụi theo quy định pháp luật: Sau khi tuyên bố vỡ nợ, chủ hụi bỏ trốn, các con hụi trình báo cơ quan chức năng để giải quyết, tuy nhiên các con hụi chỉ cung cấp được danh sách do chủ hụi lập, các con hụi cũng không biết những người tham gia cùng dây huê là ai do chủ hụi chỉ ghi tên hoặc tên thường gọi, không ghi địa chỉ, ngoài ra cũng không có giấy tờ, tài liệu thể hiện việc ai hốt kỳ nào, việc giao, nhận tiền giữa chủ hụi và con hụi; khi mời được chủ hụi làm việc thì chủ hụi lại trình bày mất sổ, không còn sổ sách, tài liệu gì liên quan. Những vấn đề này đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chứng minh hành vi phạm tội của các chủ hụi. Do vậy, thời gian vừa qua, các chủ hụi liên tục có hành vi, thủ đoạn như trên để chiếm đoạt tiền, thông báo vỡ nợ rồi bỏ trốn (Hàm Thuận Nam xảy ra 2 vụ, Bắc Bình xảy ra 1 vụ); riêng thành phố Phan Thiết thì trong năm 2023 đã xảy ra 5 vụ liên tục, các vụ này lại phức tạp, khó khăn hơn vì chủ hụi thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo để kêu gọi, lập các dây hụi nên những con hụi do chủ hụi lập càng khó xác thực là ai, chủ hụi có lập khống hay không; hơn nữa các chủ hụi có quen biết với nhau, vỡ nợ theo dây chuyền, nên có sự bàn bạc, trao đổi giữa các chủ hụi với nhau; cách thức chiếm đoạt cũng như các dây hụi trước đây. * Cách thức phòng ngừa hành vi chiếm đoạt tiền trong việc chơi hụi: (1) Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường. (2) Những người chơi hụi cần lưu ý khi tham gia các dây hụi phải biết những con hụi chơi cùng bằng cách yêu cầu chủ hụi cung cấp danh sách con hụi ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ thường trú tránh việc chủ hụi lập khống con hụi. (3) Tới kỳ sổ hụi, hốt hụi thì yêu cầu chủ hụi phải xác định, ký nhận con hụi nào đã hốt hụi, hốt bao nhiêu tiền; khi giao tiền hụi phải yêu cầu chủ hụi ký vào giấy tờ thể hiện rõ ràng về thời gian, mục đích, số tiền. Ban Biên tập
  • Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo liên quan đến căn cước công dân, định danh điện tử

    Hiện nay, lực lượng Công an xã, phường, thị trấn ở Bình Thuận và nhiều tỉnh, thành đang vận động người dân làm định danh điện tử mức 2 trên phạm vi toàn quốc. Nắm bắt thông tin này, một số đối tượng xấu có ý đồ bất chính đã lợi dụng cơ hội để liên hệ cho người dân thực hiện một số yêu cầu nhằm trục lợi, nhiều trường hợp người dân nhẹ dạ, cả tin hoặc do thiếu thông tin nên đã thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng dẫn đến bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
  • Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo thông qua các dự án đầu tư bất động sản

    Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ngành du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận. Thời gian qua, nhiều tuyến quốc lộ đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp, trong đó phải kể đến một số dự án trọng điểm như Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28, 28B, đặc biệt là Dự án đường Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận với tổng chiều dài 160 km; cùng với đó Sân bay Phan Thiết đang được quan tâm đầu tư để sớm hoàn thành đưa vào hoạt động; dự kiến đến năm 2030 sẽ hoàn thành tất cả các hạng mục và đưa vào khai thác.
  • Cảnh giác trước tình trạng vỡ hụi trong thời gian gần đây

    Hụi (tên khác: họ, hội, huội, biêu, phường, huê) gọi chung là hụi, là một hình thức huy động vốn trong dân gian Việt Nam, được thừa nhận và bảo vệ quyền lợi theo Nghị định 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ quy định “về họ, hụi, biêu, phường”.. Một “dây hụi” có thể không giới hạn người chơi. Các thành viên của dây hụi thống nhất góp một loại tài sản có giá trị giao dịch như: tiền, vàng,... Dây hụi cũng thỏa thuận số lượng tài sản góp, số kỳ góp, thời gian góp, kỳ mở hụi,... nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau dựa trên niềm tin, lợi ích của thành viên và theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, người tham gia thường không đề cao cảnh giác. Mặt khác, không giống như các loại hình cho vay, tiết kiệm khác, chủ hụi không cần tài sản đảm bảo. Mặc dù pháp luật đã quy định việc tham gia hụi phải thỏa thuận bằng văn bản và có thể yêu cầu công chứng nhưng người tham gia chủ yếu thỏa thuận miệng, giấy tờ viết tay. Khi xảy ra các vụ vỡ hụi hoặc đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người tham gia sẽ khó có thể được bồi thường một cách đầy đủ.
  • Người dân cần cảnh giác trước những rủi ro khi tham gia hụi, họ

    Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ vỡ họ, hụi, khiến nhiều người tham gia có nguy cơ bị mất tài sản. Tuy hoạt động này không bị cấm trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro cho người tham gia. Do đó, người dân cần nhận diện rõ những rủi ro khi tham gia hụi, họ và nâng cao cảnh giác, tránh để kẻ gian lợi dụng việc tham gia hụi, họ để chiếm đoạt tài sản.
  • Cảnh báo hoạt động của tội phạm “Tín dụng đen” qua các App

    Chiêu trò hoạt động “tín dụng đen” thông qua các app vay tiền trên không gian mạng đã được các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, nhưng thời gian qua hoạt động này không ngừng biến tướng với các thủ đoạn tinh vi, nếu người dân không nhận diện, nâng cao tinh thần cảnh giác thì rất dễ “sập bẫy”, trở thành nạn nhân của loại hình này.
  • Thủ đoạn trộm cắp tài sản tại cơ quan, công sở

    Thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh, thành phố đã xảy ra nhiều vụ trộm cắp tài sản tại trụ sở chính quyền các huyện, thị xã với tính chất và mức độ nghiêm trọng.
  • Phòng ngừa hoạt động lừa đảo đưa người xuất cảnh sang Campuchia để làm “việc nhẹ lương cao”

    Thời gian gần đây, nắm bắt được nhu cầu tìm kiếm lao động của một số cơ sở của nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) tại Campuchia; đồng thời, lợi dụng tình trạng người lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng hậu đại dịch Covid-19, nhiều đối tượng xấu đã đăng tải các tin, bài tuyển dụng lao động trên mạng xã hội hoặc trực tiếp gặp gỡ, rủ rê, lôi kéo, dẫn dắt người lao động xuất cảnh sang Campuchia để làm việc với những lời hứa hẹn về việc làm ổn định, lương cao (có thể lên tới hàng chục triệu đồng/tháng) kèm theo những chế độ đãi ngộ hấp dẫn, thậm chí còn cho “ứng trước” tiền để lo chi phí xuất cảnh đã khiến rất nhiều người lao động nhẹ dạ, cả tin mắc bẫy. Sau khi chiếm được lòng tin của người lao động, các đối tượng đã sử dụng nhiều cách để đưa người lao động xuất cảnh sang Campuchia bằng cả đường chính ngạch và trái phép; đưa họ vào làm việc trong các cơ sở do người Trung Quốc làm chủ (chủ yếu là các casino đánh bạc trực tuyến) với tần suất làm việc cao (15 – 16h/ngày) nhưng mức lương chỉ từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng; quá trình ở Campuchia họ bị quản lý chặt chẽ, không được tự do đi lại và liên hệ với bên ngoài. Khi không đáp ứng được tần suất làm việc, chỉ tiêu được giao, vi phạm quy định do phía chủ đề ra như: làm việc không đủ giờ; không lôi kéo đủ số người tham gia đánh bạc trực tuyến, tìm cách liên hệ với bên ngoài… thì bị tra tấn, đánh đập, hành hạ, đối xử thậm tệ.

Tổng số : 65 bài viết