VNeID - chìa khóa tham gia chuyển đổi số

VNeID là ứng dụng định danh điện tử do Bộ Công an phát triển, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển số quốc gia. Ứng dụng này cung cấp cho người dân nhiều tiện ích, bao gồm:
  • Kết quả bước đầu triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” tại tỉnh Bình Thuận

    Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) được Chính phủ triển khai từ đầu năm 2022, giao Bộ Công an chủ trì phối hợp cùng các Bộ, ngành tham mưu tổ chức triển khai thực hiện với mục tiêu phục vụ 05 nhóm tiện ích: (1) Ứng dụng dữ liệu dân cư được đồng bộ kết nối với các dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (2) Ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; (3) Ứng dụng thông tin công dân trong CSDLQG về DC, CCCD gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử tích hợp các giấy tờ; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung, làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương.
  • Tiện ích của việc sử dụng VNeID và cách thay đổi số điện thoại cho tài khoản định danh

    VNeID là ứng dụng trên thiết bị di động được phát triển bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an (Việt Nam).
  • Những lợi ích người dân và doanh nghiệp được hưởng từ việc triển khai thực hiện Đề án 06

    Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06), Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổ công tác Đề án 06 tỉnh đã ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung của Đề án trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin, nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số phục vụ 05 nhóm tiện ích cốt lõi và tích hợp 25 Dịch vụ công thiết yếu, đó là: (1) Ứng dụng dữ liệu dân cư được đồng bộ kết nối với các dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó ưu tiên hàng đầu 25 thủ tục thiết yếu liên quan đến người dân như: Cư trú, căn cước công dân (CCCD), hộ chiếu, điện lực, giáo dục, bảo hiểm, đăng ký xe, giấy phép lái xe, đất đai... (2) Ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, như: triển khai sử dụng CCCD gắn chíp điện tử thay thế thẻ Bảo hiểm y tế trong công tác khám chữa bệnh; xác thực, sử dụng thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC) để chi trả thanh toán không dùng tiền mặt tại các trường học, bệnh viện, các đối tượng an sinh xã hội... (3) Ứng dụng thông tin công dân trong CSDLQG về DC, CCCD gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử tích hợp các giấy tờ, như: Đăng ký xe, bảo hiểm, giấy tờ xe, mã số thuế... được cấp cho công dân tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch, đi lại, không phải mang theo nhiều các loại giấy tờ cá nhân. (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung, làm giàu dữ liệu dân cư: Khi hệ thống CSDLQG về DC được kết nối với các CSDLQG khác, CSDL chuyên ngành sẽ phục vụ tốt cho công tác khai thác, cập nhật, đồng bộ dữ liệu đảm bảo thông tin công dân trong các CSDLQG khác, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành với CSDLQG về DC được cập nhật thường xuyên, đầy đủ, thống nhất, phục vụ công tác quản lý nhà nước, khai thác thông tin, giải quyết TTHC được nhanh chóng, thuận tiện. (5) Thông tin công dân được cập nhật vào hệ thống CSDLQG về DC, hệ thống CCCD, định danh điện tử được đồng bộ kết nối, chia sẻ thông tin với các CSDL chuyên ngành phục vụ tốt cho công tác tổng hợp, thống kê, phân tích thông tin dữ liệu dân cư, các thông tin mở rộng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương. Các nhiệm vụ, nhóm tiện ích triển khai Đề án 06 cơ bản hoàn thành, góp phần quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, trong đó trực tiếp là người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích, đó là: (1) Công dân sử dụng tài khoản định danh điện tử (TKĐDĐT) thực hiện các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công, các thông tin cá nhân sẽ được tự điền vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết; có thể cung cấp, chia sẻ, đảm bảo chính xác thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua quét mã QRcode hoặc giải pháp kỹ thuật khác; thay thế CCCD vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia (giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế,...); thực hiện các giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền)... (2) Với các tổ chức tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử... kết nối, sử dụng các ứng dụng của Hệ thống định danh và xác thực điện tử thì các tài khoản người dùng đều được xác thực đảm bảo đúng với danh tính của từng công dân, tạo sự minh bạch, góp phần trong công tác đấu tranh, phòng, chống rửa tiền, giảm gian lận và lừa đảo trên không gian mạng. (3) Bên cạnh đó, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa với lĩnh vực thuế. Từ đây với mỗi mã số thuế cá nhân sẽ được gắn đúng cho công dân theo số định danh cá nhân, mã số thuế doanh nghiệp sẽ được gắn đúng theo pháp nhân chịu trách nhiệm; qua đó làm giảm tối đa tình trạng trốn thuế, tránh thất thoát cho ngân sách Nhà nước. (4) Một lĩnh vực nữa sẽ được hưởng lợi từ hệ sinh thái số này đó là bảo hiểm. Căn cứ theo từng số định danh cá nhân của công dân sẽ được cấp mã bảo hiểm xã hội, mã bảo hiểm y tế giúp thông tin minh bạch, xác định được đúng đối tượng được hưởng chính sách. (5) Trong thời gian tới, địa phương phối hợp các Cục nghiệp vụ Bộ Công an để triển khai tích hợp thêm các thông tin như: Thông tin lý lịch tư pháp, sổ sức khỏe điện tử, sổ lao động điện tử, quản lý thông tin người sử dụng đất đai ... trên ứng dụng VNeID để người dân, doanh nghiệp thuận tiện trong các giao dịch, giải quyết TTHC... Hoàng Việt – Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội
  • Công an tỉnh đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa TTHC tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

    Thực hiện Kế hoạch số 2179/KH-CAT ngày 18/5/2023 của Công an tỉnh thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 trong CAND năm 2023, nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hồ sơ, thời hạn giải quyết TTHC nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, Công an tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính được đơn giản hóa, cắt giảm thời hạn giải quyết so với quy định hiện hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh.
  • Phòng An ninh nội địa tận tình hướng dẫn chức sắc, chức việc, tín đồ trong các tôn giáo kích hoạt tài khoản định danh điện tử

    Trong thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Phòng An ninh nội địa đã tích cực đi cơ sở để hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử và cài đặt ứng dụng VNeID cho các vị chức sắc, chức việc, tín đồ trong các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
  • Hướng dẫn cài đặt ứng dụng “Phòng chống xâm hại trẻ em” (Trên hệ điều hành Android)

    Ban chỉ đạo Kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi (giai đoạn 2021-2025) Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo xây dựng phần mềm “Phòng Chống xâm hại trẻ em” cài đặt trên điện thoại chạy hệ điều hành Android với các bộ câu hỏi liên quan đến các lĩnh vực: Xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, phòng chống ma túy, căn cước công dân, an toàn giao thông...; các hình ảnh hướng dẫn kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; đường dây nóng của các đơn vị (Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: 111; Công an: 113; Phòng cháy chữa cháy: 114; Y tế: 115) và những câu chuyện tình huống liên quan đến xâm hại trẻ em.
  • Sự khác nhau giữa Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số

    Công an tỉnh tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân về sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số theo nội dung bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông:
  • Tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ lãnh đạo lực lượng công an tỉnh Bình Thuận

    Ngày 17/2, Công an tỉnh đã tổ chức Lớp tập huấn “Nâng cao nhận thức về Chuyển đổi số cho lãnh đạo, chỉ huy trong Công an tỉnh Bình Thuận”. Tham dự lớp tập huấn có 250 đại biểu gồm: Tập thể lãnh đạo Công an tỉnh; Trưởng Công an các đơn vị, địa phương; Đội trưởng Đội Tham mưu tổng hợp Công an các đơn vị, địa phương; Tập thể lãnh đạo, Đội trưởng các Đội thuộc các phòng nghiệp vụ, Trưởng Công an các xã, phường, thị trấn.
  • Chuyển đổi số - Dòng chảy công nghệ

    Chuyển đổi số là một yêu cầu bức thiết được đặt ra trong thời kỳ bùng nổ khoa học – kỹ thuật, đặt ra yêu cầu phải bám sát thực tiễn, đón đầu, nắm bắt theo kịp xu hướng công nghệ mới.
  • Triển khai cấp hộ chiếu bổ sung thông tin “nơi sinh” từ ngày 01/01/2023

    Theo quy định tại Thông tư số 68/2022/TT-BCA, ngày 31/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 73/2021/TT-BCA, ngày 29/6/2022 quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan, từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, Bộ Công an và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ triển khai cấp hộ chiếu bổ sung thông tin “nơi sinh”.

Tổng số : 39 bài viết